KẾ HOẠCH Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non năm học 2023-2024

UBND HUYỆN TUY ĐỨC

TRƯỜNG MN HOA NGỌC LAN

 

Số:    /KH-MNHNL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Quảng Trực, ngày     tháng     năm 2023

KẾ HOẠCH

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

cho trẻ trong trường mầm non năm học 2023-2024

Căn cứ Thông tư số số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;

Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-MNHNL ngày 14/9/2023 về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2023-2024 và tình hình thực tế của trường;

Trường mầm non Hoa Ngọc Lan xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường học năm học 2023-2024 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Tổng số Cán bộ giáo viên, nhân viên: 21 (Biên chế: 20; Hợp đồng : 01)

Cán bộ quản lý: 03; Giáo viên mẫu giáo: 10: GV nhà trẻ: 06: Nhân viên: 02

Tổng số lớp: 08 lớp: Mẫu giáo: 05 lớp: Nhà trẻ: 03

Tổng số học sinh: 141 cháu

  1. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
  2. Thuận lợi:

Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ học sinh và giáo viên trong trường nên rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác y tế học đường được hoạt động rất tốt;

Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của, trạm y tế xã, phòng GD&ĐT huyện Tuy Đức. Các đồng chí luôn tạo điều kiện động viên quan tâm đến phong trào của nhà trường; Ban Đại diện cha mẹ học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con em.

  1. Khó khăn:

Là trường mầm non hầu hết trẻ từ 12 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.

  1. MỤC TIÊU

141/141 trẻ (tỷ lệ 100%) được đảm bảo an toàn tính mạng. Không có tai nạn thương tích xảy ra trong trường.

100% Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích

 

một cách cụ thể có hiệu quả.

Cán bộ phụ trách ăn bán trú tại trường, nắm vững kiến thức và nội dung về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích. Có tủ thuốc, có đầy đủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu theo quy định đảm bảo xử lý kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong trường.

100% Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, sơ cấp cứu thông thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra

Tổ chức học tốt, dạy tốt các chương trình GDMN về giáo dục sức khoẻ cho trẻ, quản lý trẻ tốt trong các hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tránh các vật dụng sắc nhọn…theo đúng quy định của môn học có lồng ghép.

Thường xuyên cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt luôn chú ý đến đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt.

100% đảm bảo đón trả trẻ đúng giờ không cho học sinh nô đùa chạy ra đường.

100% trẻ không mang các vật sắc nhọn, nguy hiểm đến trường.

Hệ thống điện nước có nắp đậy, đảm bảo an toàn cho trẻ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng. Thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng.

100% trẻ đến trường đều được chăm sóc sức khoẻ tại trường.

100% trẻ được cân đo vào biểu đồ để theo dõi sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao, khám sức khỏe định kỳ 2 lần /năm.

Cuối năm học nhà trường đạt chuẩn “Trường an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”

III. NỘI DUNG:

  1. Công tác tổ chức, chỉ đạo:

– Tổ chức rà soát, củng cố và nâng cao chất lượng điều hành, năng lực chỉ đạo triển khai các hoạt động PCTNTT của Ban chỉ đạo và các nhóm lớp trong nhà trường.

– Ban chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, cung cấp tài liệu sách báo, tranh ảnh phục vụ cho công tác tập huấn, tuyên truyền và giáo dục.

– Chỉ đạo bồi dưỡng, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh cách phòng chống tai nạn thương tích và XD trường học an toàn cho trẻ trong và ngoài nhà trường.

– Thực hiện công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống TNTT và xây dựng trường học an toàn.

– Cập nhật và theo dõi các vụ TNTT đã xảy ra đối với trẻ trong nhà trường để kịp thời xử lý, chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong nhà trường.

  1. Công tác bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục và tuyên truyền:

Duy trì đẩy mạnh việc lồng ghép các nội dung phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn vào các hoạt động hàng ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc giáo dục cho trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia công tác phòng chống dịch sốt suất huyết, phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu nắm vững được những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, tập trung triển khai một số chuyên đề:

– Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể của các cháu.

– Giáo dục cho các cháu biết sống thân thiện, hòa nhập với cộng đồng, đoàn kết với bạn bè, vui vẻ, tự tin trong các hoạt động.

– Giáo dục về luật ATGT, phòng chống đuối nước, cháy nổ, điện giật…

– Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, công tác vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong nhà trường.

– Tăng cường việc GD cho trẻ các kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo vệ và ứng phó với những tình huống bất thường do thiên tai gây ra (Mưa úng, bão lụt, sấm sét…). Cung cấp kịp thời cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các cháu các kiến thức cơ bản trong việc thực hành các tình huống.

– Phối hợp với trạm y tế xã hướng dẫn sơ, cấp cứu một số TNTT thường gặp trong nhà trường.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép nội dung phòng chống TNTT với tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh trong lao động, phòng chống cháy nổ, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông với các hình thức tuyên truyền phong phú và đạt hiệu quả cao.

  1. Công tác khảo sát, khắc phục các nguy cơ gây TNTT và xử lý khi TNTT xảy ra:

Tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan: Công an, y tế…, tham mưu với chính quyền địa phương về công tác khảo sát nguy cơ TNTT trong và ngoài nhà trường. Phân tích, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tích, từ đó bổ sung các biện pháp phòng chống TNTT có hiệu quả.

Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây TNTT, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường. Chủ động xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy ra…., cần xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng quy định khi có TNTT xảy ra.

Trang bị đầy đủ tủ thuốc sơ cứu theo đúng yêu cầu quy định.

Đảm bảo tuyệt đối công tác vệ sinh dinh dưỡng và ATTP và công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trong nhà trường.

* Một số nguy cơ xảy ra tai nạn và cách phòng tránh:

TT Các tình huống xảy ra Biện pháp phòng tránh
1 Ngã, té do:

– Sàn nhà trơ, bậc cầu thang, khung cửa sổ, lan can, bàn ghế, khu vui chơi.

– Ngã từ trên cao xuống.

– Chạy nhảy, đuổi nhau.

– Leo trèo cây, cầu thang

– Mặt sân trường gồ ghề

– Cầu thang, ban công, lan can, cửa sổ trong khu vực trường cần đảm bảo an toàn, có tay vịn, có cửa chắn ở đầu và cuối khu vực cầu thang.

– Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn.

– Không cho trẻ leo trèo lan can cầu thang, cửa sổ, lan can hiên lớp học…

– Không cho trẻ chạy nhảy, đuổi nhau, chơi khu vực vườn cổ tích, vận động khi không có sự giảm sát của GV.

– Luôn giữ sàn nhà, sàn nhà vệ sinh khô giáo.

– Sân trường bằng phẳng, không mấp mô, gồ ghề, trơn trượt, đọng nước.

– Các góc, cạnh bồn hoa cây cảnh trong khu vực vận động, sân trường không để góc cạnh.

2 Bị các vật sắc nhọn đâm vào phần mềm gây thương tích và chảy máu. – Giáo viên cần chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi.

– Các vật sắc nhọn như dao, kéo GV cần để cao hơn trẻ để trẻ không với tới.

– Cán bộ Y tế và GV cần phải nắm rõ cách sơ cứu khi có trẻ bị thương tích.

3 Bỏng do:

– Thức ăn còn nóng, nước sôi, hóa chất…

– Không để trẻ đến gần khu vực có thức ăn còn nóng, khu vực nhà bếp.

– Các khu vực để hóa chất cần để cao hơn tầm tay của trẻ.

– Thức ăn đưa về lớp không quá nóng.

– Giáo viên không được dùng điện để đun nấu, ủi đồ trong khu vực lớp học.

4 Đuối nước do: Ao hồ, Bể bơi, bể nước, thau, chậu, xô để nước… – Giáo viên cần GD cho trẻ không nên tắm ở ao hồ, bể bơi khi không có người lớn bên cạnh.

– Tuyên truyền và khuyến khích PH nên cho trẻ đi tập bơi.

– Các bể nước phải có nắp đậy và khóa, các thùng chứa nước phải có nắp đậy, không để tồn và chứa nước trong các xô chậu trong nhà vệ sinh.

5 Điện giật do:

– Các thiết bị dây điện đã cú, bị hở do lâu ngày, chuột, dán gậm nhấm.

– Hệ thống điện trong lớp xuống cấp, không an toàn.

– Cầu giao điện và các ổ cắm điện phải đặt ở những nơi trẻ không với tới được.

– Các dụng cụ, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn, không hở mạch điện, không để ở gần các khu vực trẻ hay đi lại. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra thiết bị điện trong lớp, nếu thấy không an toàn phải cho sửa chữa và thay thế.

– Giáo viên cần tắt hết nguồn điện trước khi không sử dụng nữa và trước khi ra khỏi phòng. Lấy băng dính bịt kín các ổ điện không thường xuyên sử dụng đến.

6 Hóc dị vật do:

– Đồ dùng, đồ chơi ở lớp.

– Thức ăn.

– Khi trẻ HĐ chơi ở các góc, giáo viên phải thường xuyên quam tâm nhắc nhở trẻ chơi đúng cách. Các góc chơi của trẻ phải có nội quy chơi, GD trẻ không cầm đồ chơi nhỏ: sỏi, khuy áo, hột hạt… đưa vào tai, mũi, miệng….
  1. Công tác kiếm tra, đánh giá:

Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là công tác kiểm tra đột xuất về điều kiện cơ sở vật chất, vật liệu cháy nổ, đồ dùng gây nguy hiểm. Nhà trường cần có biện pháp phát hiện kịp thời các nguy cơ gây ra TNTT trong nhà trường để không xảy ra những điều đáng tiếc.

Thường xuyên tổ chức, tự kiểm tra, đánh giá theo quy định về xây dựng trường học an toàn và phòng chống TNTT của Bộ GD&ĐT quy định.

  1. Chế độ thông tin, báo cáo:

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định 3 tháng/lần; Ban chỉ đạo của trường họp và thống kê, báo cáo ban chỉ đạo của ngành GD&ĐT quy định.

Trường hợp xảy ra các sự cố bất thường, yêu cầu GV các khu phải báo cáo về thường trực Ban chỉ đạo phòng chống TNTT của trường (Ban giám hiệu).

  1. 6. Phân công theo dõi, kiểm tra

Bộ phận y tế học đường phụ trách sơ cứu cho trẻ khi gặp rủi ro do vui chơi cũng như không may trong khi học tập. Bảo vệ phối hợp với giáo viên trường không để học sinh ra khỏi cổng trường trong giờ học phòng tai nạn giao thông

Hàng tháng kiểm tra việc thực hiện của nhà trường và sinh hoạt hội đồng sư phạm hàng tháng, nghe ý kiến trao đổi của giáo viên về CSVC, lớp học không đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc sơ cứu đầy đủ thuốc cần thiết để cấp cứu khi xảy ra tai nạn hoặc bị chấn thương. Hàng ngày phân công kiểm tra VSATTP tại bếp ăn bán trú về tiêu chuẩn, định lượng.

Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, đề nghị công nhận

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các bộ phận chuyên môn tổ chức triển khai cho toàn thể CBGVNV kế hoạch thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả hàng tháng trong cuộc họp hội đồng nhà trường.

Bộ phận kế toán, y tế có kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm trang bị bổ sung các đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ cho kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, cán bộ nhân viên giáo viên trong nhà trường. Trong qua trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ban giám hiệu kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:

PGD & ĐT ( Để bc);

– CBGVNV( Để t/ h );

– Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Hải

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NỘI DUNG THỰC HIỆN CỤ THỂ THEO THÁNG

NĂM HỌC 2023 -2024

Thời gian Nội dung Người thực hiện Điều chỉnh (bổ sung)
 

 

 

 

Tháng

9+ 10/2023

– Thành lập ban chỉ đạo và phân công trách nhiệm trong ban chỉ đạo.

– Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn

– Xây dựng phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra tai nạn thương tích

– Cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho toàn thể CBGV-CNV.

– Tuyên truyền về an toàn giao thông

– Thực hiện cân đo chấm biểu đồ lần 1, khám sức khỏe cho học sinh

– Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay cho trẻ

– Cắt tỉa chặt cành cây xanh trong sân trường.

– Xây dựng kế hoạch trường học thân thiện học sinh tích cực

– Hiệu trưởng

 

 

 

 

– Toàn thể CBGV-NV

 

– Toàn thể CBGV-NV

 

 

– Toàn thể GVCN&HS

– Nhân viên y tế

 
 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 11+12/2023

– Xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc

– Sửa chữa CSVC, đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn, mấp mô…không để học sinh leo trèo

– Kiểm tra bàn ghế thật vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc cạnh không sắc nhọn.

– Tuyên truyền bảo đảm tính mạng cho trẻ, chú ý ra vào đóng cửa lớp, cổng cẩn thận quản lý không cho học sinh chạy giấu, nô đùa ra

– Nhắc nhở phụ huynh cẩn thận khi đưa – đón trẻ trên đường bằng xe (không cho trẻ ngồi một mình trên xe, khi xe ngừng chạy phải lấy chìa khóa xe ra. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay cho trẻ.

– Tuyên truyền về cách băng bó vết thương và cách xử trí một số tai nạn thường gặp với trẻ

– BGH cùng ban chỉ đạo trường học AT-PCTNTT

– Toàn thể CBGV-NV

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

Tháng

1-2/2024

– Sửa chữa các đồ dùng vật dụng, đèn…..cho các phòng học

– Tuyên truyền nghiêm cấm trẻ không được mang các vật sắc nhọn đến

– Trong các hoạt động của trẻ giáo viên phải luôn có mặt, quản cháu an toàn không để xảy ra tình trạng cắn, cấu, ..lẫn nhau

– Thực hiện cân đo chấm biểu đồ lần 2 cho học sinh

– Tuyên truyền về cách giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay cho trẻ

– Thường xuyên kiểm tra các đồ chơi ngoài trời.

– Kế toán

– Giáo viên

– Y tế học đường

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

Tháng

3-4/2024

– Kiểm tra lại hệ thống điện trong từng lớp học….

– Cân đo lần 3 khám sức khỏe lần 2 cho trẻ

– Kiểm tra bẳng điện có nắp đậy hay không có bị rớt xuống thấp ngang tầm với cử trẻ hay không

– Mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy có đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng

– Tuyên truyền phòng tránh các nguy cơ trẻ hay gặp trong dịp tết

 

 

 

– Y tế học đường

– Giáo viên

 

 

 
Tháng 5/2024 – Kiểm tra VSATTTP

– Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay cho trẻ

– Tuyên truyền phòng chống tai nạn ao hồ, sông nước trong những ngày hè

– Báo cáo tổng kết

– Bếp

– Giáo viên

 

 

 

                                                                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                                                                                   Nguyễn Thị Hải

Đánh giá bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *